7 BÍ QUYẾT DUY TRÌ ĐỘNG LỰC HỌC TIẾNG ANH

Đã bao nhiêu lần bạn đặt ra mục tiêu cho việc học tiếng Anh nhưng lại từ bỏ từ bỏ giữa chừng? Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi với việc học, hoặc cần một “cú huých” để bắt đầu, thì hãy xem bài viết này nha!!

7 BÍ QUYẾT DUY TRÌ ĐỘNG LỰC HỌC TIẾNG ANH

1. Xây dựng niềm đam mê với ngôn ngữ

Nếu lỡ như bạn là một học sinh ban tự nhiên và những năm trên ghế nhà trường đã để lại ấn tượng quá “ám ảnh” với tiếng Anh thì làm sao? Thực ra điều này không hề khó. Ngôn ngữ bản thân nó đã rất đẹp, chỉ là bạn chưa nhận ra mà thôi. Hãy bắt đầu với cách nhẹ nhàng nhất: bắt đầu từ sở thích của bản thân.

Nếu bạn thích xem phim, đừng ngại ngần gì khi xem các bộ phim học tiếng Anh: những bộ phim phim bom tấn Hollywood hay phim cổ điển Anh,… có quá nhiều sự lựa chọn thú vị.

Nếu bạn thích âm nhạc, thì Billboard với các bảng xếp hạng từ Rock, Dance, R&B, Rap đến nhạc đồng quê, Jazz,… Hay top các bài hát tiếng Anh hay nhất mọi thời đại,…

Nếu bạn thích nấu ăn, Master Chef hay Chopped là những chương trình ẩm thực lớn hàng đầu thế giới.

Khi bạn xem những chương trình ưa thích sẽ kích thích sự tò mò, muốn tìm hiểu về văn hóa của người bản địa và ngôn ngữ của họ.

Bên cạnh đó, bạn có thể đa dạng hóa các hình thức học của bản thân. Không phải ngày nào cũng học từng đấy nội dung, từng đấy từ vựng và cấu trúc, hãy làm cho những giờ học trở nên thú vị nhất có thể. Nếu hôm qua bạn đã làm quá nhiều bài tập ngữ pháp, vậy hôm nay có thể nghe nhạc hoặc xem một bộ phim tiếng Anh, và học từ vựng tiếng Anh từ đó.

2. Hãy nghỉ ngơi đúng lúc, nhưng cũng quay lại đúng thời điểm

Lúc mới bắt đầu bạn có thể có động lực học tiếng Anh lớn và đặt ra kỳ vọng rất cao cho bản thân, học với khối lượng lớn mà không cần nghỉ ngơi. Điều này chỉ làm cho bạn dần cảm thấy mệt mỏi và chán nản.

Tất nhiên bạn nên học tiếng Anh thường xuyên nhất có thể, nhưng chúng ta luôn cần nghỉ ngơi!

Hãy thiết kế cho mình một thời khóa biểu học tiếng Anh hàng ngày phù hợp nhất. Và nếu một ngày cảm thấy quá mệt và hoặc bận rộn, bạn có thể bỏ qua việc học tiếng Anh. Chỉ cần đảm bảo quay trở lại vào ngày hôm sau. Còn nếu bạn đang đi nghỉ dưỡng hoặc du lịch, thì cứ thư giãn và tận hưởng kỳ nghỉ của mình, và nhớ tiếp tục việc học ngay sau đó nhé!

Chìa khóa quan trọng nhất là hãy biến tiếng Anh thành thói quen hàng ngày, và hãy luôn trở lại với nó. Không nên để bản thân bận rộn đến nỗi bạn quên học trong nhiều tuần và nhiều tháng. Tìm một nhịp điệu phù hợp với cuộc sống của bạn, và đủ linh hoạt để điều chỉnh nó khi cần thiết.

3. Chia nhỏ mục tiêu và ghi lại quá trình học của mình

30 phút học tiếng Anh mỗi ngày chưa phải là một mục tiêu đủ cụ thể để thôi thúc bạn bắt đầu việc học. Mỗi sáng khi thức dậy hãy ghi ra mục tiêu cụ thể cho mình.

“Dịch bài hát Lemon Tree sang tiếng Việt” hoặc “học từ mới đã note từ bộ phim Forrest Gump” sẽ là mục tiêu cụ thể và hấp dẫn hơn vì nó như một nhiệm vụ đã được “cài đặt” trong đầu.

Ngoài ra, ngoài việc có một lộ trình học tiếng Anh từ A-Z, hãy khi lại từng thành quả, và đánh dấu bạn đang ở đâu trong lộ trình đó hàng ngày. Nghĩ về sự tiến bộ của bản thân luôn là một động lực lớn, biết được mình ở đâu sẽ giúp bạn không thấy mục tiêu của bản thân quá mờ mịt và xa xôi.

4. Ngừng so sánh và nghĩ tích cực về tiếng Anh của bạ

Thật không may, rất nhiều người học tiếng Anh thường có cái nhìn rất tiêu cực khả năng tiếng Anh của họ. Nếu bạn cũng nghĩ vậy, thì tin mình đi, tiếng Anh của bạn có lẽ tốt hơn bạn tưởng tượng. Và bạn đang làm rất tốt. Đúng là vẫn còn nhiều thứ cần cải thiện, nhưng một người bản ngữ vẫn có thể hiểu được những điều bạn muốn nói thôi. Đó là một thành tựu thực sự lớn.

Một lý do mà nhiều người học tiếng Anh thường đánh giá thấp về tiếng Anh của mình là vì họ đang so sánh bản thân với người nói tiếng Anh bản địa hoặc những người học khác đã có thể nói lưu loát.

Đừng so sánh tiếng Anh của bạn với ai hết, vì điều này không công bằng!

Một người bản địa thực tế dành 24 giờ một ngày từ khi được sinh ra để học tiếng Anh. Họ dùng cả tuổi thơ xem các chương trình TV bằng tiếng Anh và đọc hàng tấn sách bằng tiếng Anh tại trường học,…

Dù một người bạn cùng lớp học tiếng Anh tốt hơn bạn thì sao? Hãy tự hỏi bạn có dành nhiều thời gian vào việc học hay có nhiều lợi thế như người đó? Không ai dốt ở điều gì hết, họ chỉ đơn giản là chưa đủ quan tâm thôi.

5. Hãy sử dụng tiếng Anh nhiều nhất có thể

Hãy để tiếng Anh trở thành một phần trong cuộc sống của bạn. Điều này thực sự rất dễ: cài tiếng Anh là ngôn ngữ cho điện thoại của bạn, đọc một cuốn sách/ bài báo tiếng Anh, gửi tin nhắn cho một người bạn ngoại quốc hay chỉ đường một khách du lịch,…

Sử dụng tiếng Anh từ những điều nhỏ nhất cũng có thể đem đến động lực cho việc học của bạn.

Khi bạn thấy các bài học phát âm giúp bạn hiểu được một đoạn hội thoại tiếng Anh trong thang máy, bạn sẽ có động lực để học tiếng Anh hơn nữa.

Nếu bạn ghi nhớ một vài từ trong list từ vựng của mình và sau đó bạn bắt gặp chúng trong một bộ phim hoặc một bài viết, bạn sẽ muốn học thêm nhiều từ nữa,…

Vậy nên nếu có bất kỳ cơ hội để đàm thoại tiếng Anh với người nước ngoài, đừng ngại ngùng nhé!

6. Tìm một người bạn đồng hành cùng học tiếng Anh

Bạn có từng nghe đến cụm từ “peer pressure” – áp lực ngang hàng chưa?

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng có một người bạn cùng đồng hành là một trong những động lực học tiếng Anh hiệu quả nhất.

Ví dụ, nếu bạn muốn xây dựng thói quen tập thể dục hàng ngày, có lẽ khá khó để rời giường và vận động một mình. Nhưng nếu có thêm một người hẹn bạn 4h sáng tại phòng gym, bạn sẽ muốn đi hơn nhiểu.

7. Đầu tư vào việc học tiếng Anh

Chúng ta thường *hời hợt với những thứ nhận được miễn phí. *

Phương pháp học miễn phí, tài liệu học miễn phí, audio, video miễn phí,… Bạn có thể tìm thấy mọi thứ cần thiết cho việc học tiếng Anh tại nhà, và điều đó không hẳn là tốt.

Đó là lý do tại sao nhiều người vẫn chi hàng chục triệu để đi học tiếng Anh mặc dù các trung tâm dạy miễn phí nhan nhản ngoài kia. Chất lượng rất quan trọng, nhưng ngoài chất lượng họ nhận thấy ***phải có trách nhiệm với việc học tiếng Anh của mình. ***

Trên đây là 7 bí quyết để tạo nên và giữ động lực để học tiếng Anh. Hy vọng với bài viết này, hy vọng có thể giúp bạn làm nên khởi đầu mới với ngôn ngữ này, hoặc tiếp lửa cho hành trình của bạn. Chúc bạn luôn học tập tốt!

Facebook Comments