Khi giao tiếp bằng tiếng Anh, việc sử dụng linh hoạt ngôn từ và mẫu câu sẽ giúp cuộc đối thoại trở nên thú vị hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có sẵn kho từ vựng phong phú nhưng không phản xạ nhanh và đối đáp lưu loát thì việc diễn đạt ý cũng rất khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp được những thắc mắc trên đấy!
1. Vì sao cần luyện phản xạ tiếng Anh giao tiếp?
Ai cũng biết rằng học phản xạ tiếng Anh là để giao tiếp tốt hơn. Tuy nhiên trên thực tế, cần rất nhiều nỗ lực tập luyện và có những phương pháp học đúng đắn thì mới mang đến quả ngọt. Hãy cùng tìm hiểu xem tại sao luyện phản xạ tiếng Anh lại đóng vai trog quan trọng trong giao tiếp như vậy nhé!
1.1. Phản xạ trong giao tiếp tiếng Anh là gì?
Bạn cũng có thể hiểu nó như một phản xạ không điều kiện, chỉ cần nghe hiểu sẽ có thể đáp lại ngay lập tức. Phản xạ tiếng Anh là thể hiện cách học nhanh, ghi nhớ tốt và có giao tiếp liền với người bản địa. Chẳng hạn đối với tiếng Việt, bạn chỉ cần tốn tối đa 3-5 giây để trả lời một câu hỏi nào đó. Mục đích của học tiếng Anh phản xạ chính là để chúng ta có thể trả lời ngay lập tức và vẫn mang ý nghĩ trong câu nói.
1.2. Những lý do nên luyện phản xạ
Việc luyện phản xạ có thể nói là vô cùng quan trọng; nó không chỉ giúp chúng ta dần thành thạo bốn kĩ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết, mà quan trọng hơn hết, luyện phản xạ giúp chúng ta có tư duy tốt hơn, nhạy bén hơn khi sử dụng ngoại ngữ. Khi bạn đạt được mức phản xạ tốt, bạn sẽ trở nên vô cùng tự tin trong giao tiếp, không còn hình ảnh rụt rè, ậm ừ khi phải trả lời ai đó bằng tiếng Anh nữa. Do đó, có được phản xạ tiếng Anh tốt giúp các mối quan hệ cũng sẽ tốt đẹp hơn, nếu có được những cuộc trò chuyện trôi chảy và cuốn hút.
2. Những sai lầm cần tránh khi luyện phản xạ tiếng anh
Luyện tập phản xạ là một việc rất cần thiết và quan trọng để có thể học tốt tiếng Anh hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách luyện tập đúng, có những lỗi mà người học hay mắc phải, đó là:
2.1. Đọc quá nhiều tài liệu hàn lâm
Học ngoại ngữ không phải chỉ chăm chăm vào đọc sách hàn lâm, nội dung quá trừu tượng khiến bạn dễ bị mông lung về nội dung cần học, khiến cho bản thân bị kéo chậm lại. Chúng ta sẽ học hiệu quả và chăm chỉ hơn nếu như được học những gì mình thích. Do vậy, nếu bạn thích xem phim, nghe nhạc, … thì hãy nghe nhạc và mở những thước phim tiếng Anh hay những chương trình có giọng chuẩn bản ngữ phù hợp với trình độ của mình.
2.2. Không chú tâm đến cách phát âm
Đã bao giờ bạn nghe thấy những từ ngữ đó có thể bạn đã biết nhưng khi nghe bất chợt lại thấy nó vô cùng xa lạ chưa? Nguyên nhân chính yếu ở đây là do bạn phát âm chưa đúng dẫn đến việc nghe nhưng không hiểu. Bạn có thể bị nhầm lẫn các từ bởi việc học phát âm chưa chuẩn, khiến cuộc hội thoại sẽ trở nên rất khó hiểu. Phát âm là một yếu tố quan trọng quyết định đến các kỹ năng khác, nhưng nhiều người lại “bỏ quên”, không chú tâm đến phát âm làm cho việc luyện nghe, luyện phản xạ kém hiệu quả.
2.3. Luyện nghe nhưng không luyện nói
Nghe thụ động đang được nhiều người áp dụng để cải thiện khả năng nghe hay khả năng phản xạ trong tiếng Anh. Khi nghe như vậy, bạn sẽ vô thức quen với âm điệu của người bản xứ mà không cần phải nỗ lực quá nhiều. Tuy nhiên, chỉ nghe thôi sẽ không thể giúp bạn phản xạ tốt được vì nếu quá lạm dụng cách nghe thụ động, lâu dần bạn sẽ quên mất khả năng nghe hiểu.
Thay vào đó, bạn cần luyện cả nghe và nói, có thể thông qua những video có cả phụ đề tiếng Anh. Bạn cũng có thể luyện nghe những video có người đọc câu hỏi sẵn và bạn tập trả lời câu hỏi ngay lập tức. Điều này vừa giúp bạn ghi nhớ các từ vựng tiếng Anh cơ bản, vừa tăng khả năng nghe hiểu được nội dung và rèn luyện tính phản xạ tốt hơn.
2.4. Chưa dành nhiều thời gian luyện nghe
Sai lầm của nhiều người khi luyện nghe chính là “khi nào rảnh mình sẽ luyện nghe” và chưa hình thành cho mình một thói quen nghe tiếng Anh hằng ngày. Theo nghiên cứu, mỗi người cần 8,000-10,000 giờ thực hành để có thể giỏi một kỹ năng nào đó. Với kỹ năng nghe tiếng Anh cũng vậy, việc dành ra mỗi ngày 30 phút luyện tập sẽ giúp bạn tiến bộ hơn là dành 5-6 tiếng để nghe tiếng Anh nhưng cả tháng mới luyện tập một lần. Do đó bạn cần nghiêm túc đối với việc cải thiện kỹ năng nghe hơn.
2.5. Cảm thấy chán nản vì kỹ năng nghe quá khó để học
Có thể nói kỹ năng nghe là kỹ năng khó học nhất đối với người mới bắt đầu. Thường là do người nghe không biết đâu là thông tin quan trọng cần nghe trong bài. Hoặc cũng có thể là do việc người nghe không thể suy luận được nội dung chính của bài nghe từ những từ ngữ/ cụm từ quan trọng (keywords) dẫn đến việc không nắm bắt được ý chính khi nghe. Hoặc người học không đủ vốn từ vựng và cấu trúc câu để hiểu được bài nghe.
Ngoài ra còn do thiếu tập trung khi nghe, có thể là do thiếu kinh nghiệm khi nghe làm cho người nghe càng lúc càng cảm thấy khó tập trung vào bài nghe. Hoặc đôi khi, bạn đã chọn một chủ đề khi nghe vượt quá giới hạn của bản thân, khiến cho bạn cảm thấy chán nản và không thể tập trung vào bài nghe.
3. Phương pháp luyện phản xạ tiếng anh
Có rất nhiều những phương pháp để tập luyện phản xạ, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và tham khảo trên các hội nhóm trên mạng xã hội. Halo đã tham khảo nhiều cách và đưa ra cho bạn 6 gợi ý để bạn có thể áp dụng luyện phản xạ tiếng Anh dưới đây:
3.1. Hãy từ bỏ thói quen suy nghĩ bằng tiếng Việt sau đó mới dịch sang tiếng Anh trong đầu
Thói quen truyền thống này ảnh hưởng khá nhiều đến việc học tiếng Anh và gây cản trở trong quá trình giao tiếp. Không chỉ về từ vựng, não chúng ta còn cần phải chọn lọc cấu trúc phù hợp trước khi nói, điều đó kiến phản xạ khi nói của bạn bị chậm đi rất nhiều. Bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian để dịch như vậy, nếu với cuộc hội thoại chỉ trong vài phút nhưng người khác phải chờ bạn dịch sang tiếng Anh rồi mới được đáp lại, như vậy thì không hay chút nào.
3.2. Tăng phản xạ nhanh tiếng Anh bằng sử dụng hình ảnh
Việc luyện nói thông qua mô tả hình ảnh sẽ tránh gây nhàm chán bởi mỗi bức ảnh, mỗi bức tranh là một câu chuyện khác nhau. Bạn có thể đào sâu hơn về những tiểu tiết có trong nó. Việc này cũng giúp bạn có thể vận dụng được tối đa vốn từ vựng mà bạn có. Với cách làm này sẽ giúp bạn cải thiện khả năng tiếng anh một cách rất hữu hiệu.
3.3. Tạo ra các tình huống thực tế
Tự luyện tập nói trước gương, ghi âm lại giọng nói của mình hoặc tự quay video luyện nói Tiếng Anh cũng là cách rất hay để luyện nói. Các chủ đề đều do bạn tự chọn, do đó mà bạn có thể tự chọn được những chủ đề mà mình yêu thích, từ đó mà có nhiều cảm hứng luyện tập hơn. Có thể là những câu chuyện hằng ngày,, bài thuyết trình ở lớp, hoặc tự sự với bản thân ngày hôm nay thế nào, như việc viết nhật kí vậy.
3.4. Tập nói theo các bộ phim hoặc gameshow tiếng Anh
Mấu chốt của phương pháp này là cải thiện tốc độ nói cũng như ngữ điệu tự nhiên như người bản xứ. Để tăng phản xạ nhanh tiếng Anh và luyện nói trôi chảy, hãy thực hiện theo các bước sau đây:
- Chọn bộ phim hoặc gameshow ưa thích
- Lựa chọn phim có phụ đề tiếng Việt và/hoặc tiếng Anh
- Nói theo nhân vật, đúng tốc độ của họ
- Nếu không theo kịp tốc độ, hãy tua chậm lại, nói lưu loát với tốc độ chậm sau đó mới nói nhanh
- Gặp những câu nói, cấu trúc mới lạ thì hãy ghi lại để ôn luyện
- Mỗi đoạn phim/ gameshow hãy dành thời gian nói theo khoảng 20 phút/ lần, không xem quá nhiều
- Quyết tâm là điều tiên quyết khi học theo cách này vì bạn rất dễ cuốn theo và quên mất mục đích ban đầu
Học tiếng Anh theo cách luyện nghe nói thông qua phim ảnh không còn xa lạ gì đối với người học tiếng Anh, tham gia lồng tiếng theo cách của mình sẽ khiến bạn có hứng thú nói nhiều hơn. Và khi luyện nói, nhớ hãy theo đúng tốc độ nói của nhân vật, không nên dừng lại để đọc, và việc lặp đi lặp lại nhại giọng nhân vật như vậy sẽ khiến phát âm và phản xạ của bạn tiến bộ nhanh chóng.
3.5. Luyện phản xạ tiếng Anh bằng phương pháp Effortless English của chuyên gia A.J. Hoge
Ở phương pháp này tích hợp đầy đủ những quy trình và nguyên tắc luyện tập phản xạ tốt nhất cho bạn đó là: Học qua hình ảnh, học bằng cảm xúc, học bằng tưởng tượng, học bằng hành động, bằng sự liên kết và sự lặp lại.
Một điều đặc biệt ở phương pháp này đó là bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng phản xạ dựa trên việc nghe, trả lời câu hỏi về mini-story (câu chuyện ngắn). Các bạn sẽ nghe một câu chuyện ngắn thú vị, nghe thầy A.J. Hoge hỏi sau đó trả lời.
- Level 1: Với các bạn mới bắt đầu, chưa cần trả lời một câu đầy đủ, hoàn chỉnh. Hãy trả lời câu hỏi với các từ khóa chính, hoặc các câu hỏi Yes/No.
- Level 2: Sau khi đã quen, hãy tăng dần tốc độ trả lời, cho đến khi bạn có thể bật ra câu trả lời ngay sau khi nghe câu hỏi.
- Level 3: Với vốn từ vựng và phản xạ.
- Level 4: Đến bước cuối, khi bạn đã phát triển cho bản thân một khả năng phản xạ đủ tốt, hãy tự đặt câu hỏi và trả lời chúng một cách tự nhiên.
3.6. Tìm cho mình một người bạn đồng hành
Hiện nay, nhiều khóa học tiếng Anh giúp cho tiến độ luyện phản xạ nói tiếng Anh được đơn giản hơn. Do vậy mà bạn có thể học tiếng Anh tại nhà hay bất cứ đâu nếu như bạn cảm thấy thoải mái (có thể tham gia khóa học tiếng Anh tại nhà hay cùng bạn bè).
Tham gia các khóa học tiếng Anh là phương pháp được hàng triệu người lựa chọn và đã đem lại kết quả bất ngờ. Bạn hãy thử tham gia một khóa học sẽ giúp cho tốc độ phản xạ được tăng lên nhiều nhất. Và Halo Language Center tự tin sẽ là nơi giúp các bạn có thể tiến bộ nhanh nhất, bằng những lộ trình học rõ ràng và những phương pháp hiệu quả đối với từng học viên. Halo sẽ là môi trường tốt để bạn có thể luyện tập giao tiếp tiếng Anh, có thể với bạn học cũng như là giáo viên, dần dần sẽ giúp kỹ năng phản xạ tiếng Anh của bạn trở nên tốt hơn.
4. Nguồn tài liệu
Halo Language Center rất hân hạnh khi có thể cung cấp cho các bạn đang luyện tiếng Anh phản xạ bộ tài liệu mà Halo kỳ vọng sẽ rất hữu ích cho các bạn. Các bạn đọc cùng tham khảo nhé! Bộ tài liệu bao gồm:
Thông qua bài viết trên, Halo Language Center hy vọng đã giúp được những bạn đang trong quá trình ôn luyện cũng như các bạn đang có dự định luyện phản xạ có được những định hướng rõ ràng hơn, từ đó mà đưa ra cho mình những lựa chọn học tập phù hợp. Có nhiều cách để luyện phản xạ tiếng Anh, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là ý chí học tập của bạn, hãy luôn cố gắng, chăm chỉ các bạn nhé! Chúc các bạn luôn học tập tốt và thành công!