Chiến lược làm bài TOEIC Reading Part 7 hiệu quả

Chiến lược luyện TOEIC Part 7 hiệu quả

TOEIC reading nhất là part 7 có thể nói là một trong các phần khó và vất vả nhất trong bài thi TOEIC vì độ dài và số lượng câu hỏi khổng lồ của nó. Tuy nhiên, luyện TOEIC part 7 sẽ không có gì khó khăn nếu chúng ta có một chiến lược rõ ràng, cụ thể và logic. Cùng Halo Language Center tìm hiểu về về thi TOEIC Part 7, chiến lược luyện thi TOEIC Part 7 sao cho hiệu quả và một số bẫy nhất định phải tránh trong bài TOEIC Part 7!!

Chiến lược làm bài toeic reading part 7 hiệu quả
Chiến lược làm bài toeic reading part 7 hiệu quả

I. Giới thiệu sơ lược về bài thi TOEIC Part 7

1. Cấu trúc bài thi phần 7 TOEIC

Cấu trúc bài thi Toeic Part 7 gồm 2 phần chính:

Đoạn đơn (Simple passage): gồm 29 câu. Bài thi bao gồm 7 đến 10 đoạn đơn, mỗi đoạn có từ 2 đến 4 câu hỏi.

Đoạn kép (Double passage): gồm 25 động tác.

2. Các chủ đề thường gặp trong Part 7 TOEIC

2.1. Quảng cáo

Các mẩu quảng cáo nhỏ đề cập tới các nội dung quảng cáo sản phẩm,… tới người dùng.

Ví dụ:

Chủ đề thường gặp trong TOEIC Reading Part 7 - Mẫu quảng cáo
TOEIC Reading Part 7 – Chủ đề quảng cáo

2.2. Fax/Email

Nội dung các đoạn Fax/Email được trao đổi với nhau trong nội dung công việc hoặc trao đổi thông tin giữa các nhân viên với nhau

Ví dụ:

Chủ đề thường gặp trong TOEIC Reading Part 7 - Email
Chủ đề thường gặp trong TOEIC Reading Part 7 – Email

2.3. Forms, biểu đồ và đồ thị

Câu hỏi thường đề cập đến các nội dung trong bảng, biểu, đồ thị,…

Chủ đề thường gặp trong TOEIC Reading Part 7 - Form, biểu đồ, đồ thị
Chủ đề thường gặp trong TOEIC Reading Part 7 – Form, biểu đồ, đồ thị

2.4. Các bài báo và báo cáo

Các nội dung liên quan tới số liệu, bảng biểu và một vài thông tin báo cáo.

Chủ đề thường gặp trong TOEIC Reading Part 7 - Bài báo, báo cáo
Chủ đề thường gặp trong TOEIC Reading Part 7 – Bài báo, báo cáo

2.5. Thông báo và đoạn văn

Các nội dung đoạn thông báo này khá đa dạng

Ví dụ:

Chủ đề thường gặp trong TOEIC Reading Part 7 - Thông báo, đoạn văn
Chủ đề thường gặp trong TOEIC Reading Part 7 – Thông báo, đoạn văn

3. Cách phân bổ thời gian làm bài Part 7.

3.1. Cách phân bổ thời gian làm phần Reading nói chung

Ở phần đọc (phần 5, 6 và 7), bạn có 75 phút để trả lời 100 câu hỏi. Bạn có thể sắp xếp thời gian của mình theo những cách sau:

– Phần 5 và Phần 6: Cả 2 phần đều có thời gian làm bài khoảng 25 phút nên mỗi câu chỉ làm tối đa 30 giây.

– Phần 7: Thời gian trả lời 48 câu hỏi là khoảng 50 phút, mỗi câu bạn sẽ có trung bình 1 phút. Đọc câu hỏi trước rồi đọc lại đoạn văn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian làm bài và giúp bạn dễ dàng tìm thấy câu trả lời trong đoạn văn hơn.

3.2. Cách phân bổ cụ thể thời gian làm Part 7

Bạn có thể chia làm hai mốc thời gian rõ rệt cho phần 1 đoạn văn và 2 đoạn văn, thêm vào đó là chúng ta đảo ngược trình tự làm bài

– 20 phút đầu:  Đọc từ câu 200 trở xuống đến câu 180 (Phần 2 đoạn văn).

– 30 phút sau:  Đọc từ câu 152 trở lên đến câu 179 (Phần 1 đoạn văn).

Cách này bạn giải quyết những phần khó nhất khi não vẫn tỉnh táo và không quá mệt mỏi. Ngoài ra, mỗi phần và đoạn văn đều được căn thời gian rõ ràng nên bạn không bị quá thời gian.

Nếu áp dụng chuẩn quy tắc phân bổ thời gian ở phần 5&6 thì tới phần 7 bạn sẽ còn tròn 60′ để chiến với 48 câu lại. Để chắc ăn thì tối đa mỗi câu hỏi chỉ có 60s để trả lời. Suy ra:

– Đối với 1 đoạn văn ==> tối đa 3 phút.

– Đối với 2 đoạn văn ==> tối đa 5 phút.

4. Các kỹ thuật cần nắm khi làm bài TOEIC reading Part 7

4.1. Kỹ thuật Skimming (đọc lướt):

Đọc lướt để hiểu ý nghĩa nội dung, xác định thông tin quan trọng và xác định từ khóa quan trọng.

Các bước Skimming:

  • Đọc câu chủ đề bài viết. Đây là phần tóm tắt ngắn gọn nhất về nội dung bài viết
  • Đọc phần giới thiệu hoặc tổng quan
  • Đọc đoạn đầu tiên của bài viết
  • Đọc những câu đầu tiên của các đoạn còn lại.

4.2. Kỹ thuật Scanning

Đọc nhanh để nắm được thông tin cụ thể hoặc chi tiết trong văn bản. Bạn cần chuẩn bị trước những thông tin cần tìm, và nhìn nhiều dòng cùng lúc.

4.3. Kỹ thuật Paraphrasing (Diễn giải)

Một cách để diễn đạt một câu hoặc đoạn văn theo một cách khác mà không làm thay đổi ý nghĩa của nó. Bạn cần luyện cách sử dụng các từ đồng nghĩa và trái nghĩa, thay đổi loại từ và sử dụng các cấu trúc khác nhau. Kỹ thuật này giúp bạn hiểu câu hỏi rõ hơn và nhanh hơn.

Tip TOEIC – Kì 8: Khái quát về cách Paraphrasing trong Phần 7 – RC

II. Chiến lược làm bài Part 7 TOEIC Reading

1. Cách làm các dạng câu hỏi thường gặp trong TOEIC Part 7 Reading

1.1. Dạng câu hỏi về thông tin chung (Overview question)

Trong các câu hỏi Toeic Reading Part 7, mỗi đoạn đọc thường gồm 2, 3 đến 5 câu hỏi, trong đó thường có 1 câu hỏi thông tin tổng quát.

Các câu hỏi thông tin chung thường xuất hiện ở phần đầu của một nhóm câu hỏi, bao gồm các chủ đề, mục đích và ý chính của bài đọc.

What is the main topic…?

What does the article mainly discuss…?

What is the information about?

What is the main purpose…?

Why does Mr.Smith write this letter?

Cách giải quyết:

Đa số các bài đọc thường bắt đầu bằng câu chủ đề (topic sentence) mang nội dung chính. Vì vậy, thông tin về ý chính thường xuất hiện ở những dòng đầu tiên của mỗi đoạn văn bản. Vậy nên chúng ta không cần đọc kĩ và hiểu hết từng từ, chỉ cần đọc lướt (skimming) từ đầu đến cuối để nắm ý chính. Những thông tin mà thí sinh cần xác định khi này sẽ bao gồm: người viết, người đọc, chủ đề, mục đích.

1.2. Dạng câu hỏi về thông tin chi tiết (Detailed question)

Câu hỏi này thường chiếm từ 40 đến 50 phần trăm trong tổng số các câu hỏi TOEIC Reading Part 7, và thường xuất hiện sau dạng câu hỏi về thông tin chung. Những câu hỏi này hỏi về những thông tin cụ thể được đề cập trong bài đọc.

Thường là WH-question (what, where, how, who,…)

Where will the conference be held?

When will the inspection begin?

What is Mr.Smith asked to do?

Cách giải quyết:

  • Xác định từ khóa (key words) trong câu hỏi

Ví dụ: Where will the conference be held?

Từ khóa: “Where”, “conference”

  • Đọc lướt (skimming) để tìm từ khóa, tìm thông tin trả lời cho câu hỏi
  • Vận dụng kỹ năng diễn giải (paraphrase) vì một số từ ngữ trong câu hỏi và bài đọc không giống nhau, mà được viết bằng cấu trúc khác/từ đồng nghĩa.

1.3. Dạng câu hỏi về thông tin được hoặc không được đề cập (NOT/ TRUE question)

Câu hỏi này thường sẽ có những từ như “stated” (được nêu ra), “mentioned” (được đề cập), “indicated” (được chỉ ra), “true” (đúng), “NOT” (không) trong câu hỏi.

What is NOT a feature of the item?

What is NOT stated in the advertisement?

What is TRUE about the RES electric cars?

What is mentioned in the memo?

Cách giải quyết:

  • Xác định các từ khóa trong câu hỏi.
  • Scan & skim để nắm bắt ý chính của từng đoạn văn và tìm những câu/đoạn văn có chứa từ khóa hoặc thông tin về từ khóa.
  • Tìm được từ khóa – đọc kỹ thông tin chứa từ khóa. Câu trả lời và thông tin trong bài kiểm tra thường không được diễn đạt giống nhau mà sử dụng phương pháp diễn giải (paraphrase).
  • Đối với các câu có chứa “NOT”, các bạn có thể dùng phương pháp loại trừ (loại 3 đáp án trong bài đọc và chọn các đáp án còn lại)

1.4. Dạng câu hỏi suy luận (Interference question)

Câu hỏi này cần các bạn đưa ra kết luận hợp lý dựa trên những thông tin được cung cấp, đáp án sẽ không hoàn toàn giống với nội dung/câu chữ trong bài đọc và không dễ dàng tìm thấy được.

Trong câu hỏi thường sẽ có những từ như “imply” (ngụ ý), “infer” (suy ra, gợi ý), “expect” (dự đoán), “suggest” (gợi ý) , “probably” (có thể), “most likely” (có khả năng) trong câu hỏi.

Where would this information most likely be found?

What does the article imply about the restaurant?

What can be inferred about the workshop?

What is suggested in the letter?

Cách giải quyết:

  • Tìm từ khóa của câu hỏi.
  • Dựa vào từ khóa và những gợi ý/ manh mối liên quan đến nội dung câu hỏi, sau đó đọc bài đọc để suy ra được sự ngụ ý.

1.5. Dạng câu hỏi về từ đồng nghĩa (Synonym question)

Các từ vựng được hỏi khá đa dạng, chủ yếu là danh từ, động từ,..có thể liên quan đến thương mại/nghĩa phụ thuộc vào ngữ cảnh trong bài đọc.

  • Xác định từ loại của từ được hỏi
  • Đọc lướt để xác định vị trí của từ trong bài đọc.
  • Đọc kĩ câu văn chứa từ được hỏi. Nắm thật nhanh ý chính, ngữ cảnh, từ đó đoán nghĩa của từ được hỏi.

2. Các bẫy thường gặp trong TOEIC đọc phần 7

  • Đáp án không rõ ràng: Chúng ta thường gặp khó khăn ở khâu chọn đáp án. Cụ thể, sau khi tìm được key words và có thông tin cho câu hỏi nhưng lại không thấy câu trả lời nào phù hợp. Lúc này bạn cần vận dụng kỹ năng paraphrase để tìm ra đáp án đúng.
  • Sắp xếp đoạn dài ngắn lẫn lộn: Các bài đọc như thế rất khó để theo dõi, vì chúng ta không biết phần nào sẽ chưa thông tin chung, phần nào chứa thông tin chi tiết.

3. Tips làm bài TOEIC Reading Part 7 hiệu quả

  • Xác định thứ tự làm bài hợp lý
  • Đọc hiểu nhanh câu hỏi và rèn luyện kỹ năng đọc lướt (Skim & Scan)
  • Dùng ngữ cảnh để trả lời những câu hỏi về từ vựng hoặc về ý chính của bài
  • Tìm thông tin kỹ và không kết luận quá vội vàng
Facebook Comments