Chiến lược luyện đọc TOEIC Part 5 hiệu quả

Chiến lược luyện TOEIC Part 5 hiệu quả
Chiến lược luyện đọc TOEIC Part 5 hiệu quả

PART 5 TOEIC READING thường được cho là phần thi dễ lấy điểm nhất trong bài thi đọc TOEIC. Tuy nhiên thí sinh phải xử lý phần này trong thời gian rất ngắn để có nhiều thời gian làm hai phần khó hơn là Part 6 và Part 7. Để giúp các thí sinh đạt kết quả tốt trong kỳ thi, Halo Language Center xin gửi đến các bạn các chiến lược luyện đọc TOEIC Part 5 bao gồm cách làm, các bẫy trong đề thi và mẹo để làm bài đạt hiệu quả cao.

I. Giới thiệu sơ lược về bài thi TOEIC Part 5

1. Cấu trúc bài thi

TOEIC Reading Part 5 là phần đầu tiên của TOEIC Reading Test, gồm 30 câu. Đây cũng là phần có số lượng câu hỏi lớn thứ 2 trong trong đề thi trải dài từ câu 101 – 130 và được đánh giá là phần dễ làm nhất. Nội dung của phần thi này là Incomplete sentence – Câu không hoàn chỉnh về từ vựng (8-10 câu), ngữ pháp (9-10 câu) và từ vựng – ngữ pháp khác (10-13 câu), mỗi câu sẽ có 4 câu trả lời ABCD, thí sinh phải chọn câu có đáp án chính xác nhất.

2. Các loại câu hỏi trong Part 5

2.1. Từ vựng

Loại câu hỏi này có 4 đáp án giống nhau về từ loại (danh từ, động từ, tính từ, …) nhưng khác nhau về nghĩa. Do vậy để hoàn thành tốt các câu hỏi này người học cần phải trau dồi vốn từ vựng, đặc biệt là những từ vựng thường xuất hiện trong TOEIC Reading.

2.2. Từ loại (Ngữ pháp)

Loại câu hỏi này có 4 đáp án có cùng họ từ vựng (word family) nhưng khác nhau về từ loại. Có nền tảng tốt về kiến thức ngữ pháp tiếng Anh sẽ giúp người học vượt qua phần thi này dễ dàng hơn.

2.3. Từ vựng – Ngữ pháp

Đây là dạng câu hỏi yêu cầu người học phải kết hợp từ vựng và kiến thức ngữ pháp để chọn ra được đáp án chính xác.

II. Các bước làm bài Part 5

1. Cách làm các dạng câu hỏi thường gặp trong Part 5

a) Meaning – Nghĩa của từ

Cách làm nào hiệu quả và chính xác nhất cho dạng này là dịch nghĩa của từ sau đó chọn đáp án phù hợp với câu hỏi nhất. Vì vậy nên người học cần học nhiều từ vựng nhất có thể để có thể hoàn thành dạng câu hỏi này một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Ví dụ: In preparation for Mr. Kumar’s retirement at the end of March, the CaroLex Corporation will need to ____ a new director.

A. Resume

B. Compete

C. Recruit

D. Conduct

Các đáp án này đều cùng một từ loại là động từ nhưng có ý nghĩa khác nhau: A có nghĩa là bắt đầu lại, B là cạnh tranh, C là tuyển dụng và D là tiến hành. Nhìn sau chỗ trống là cụm “a new director” (một giám đốc mới), suy ra từ vựng thích hợp là câu C.

b) Preposition – Giới từ

Phần này yêu cầu người học phải chọn giới từ phù hợp với phía trước và phía sau chỗ trống. Cách duy nhất để làm bài hiệu quả là học thuộc các cụm giới từ và làm thật nhiều bài tập để tăng khả năng ghi nhớ.

Ví dụ: She is afraid ___ heights.

A. of

B. at

C. by

D. for

Chọn đáp án A. “of” (sợ cái gì đó) là giới từ phù hợp trong trường hợp này. Cụm từ “afraid of heights” (sợ độ cao) diễn đạt rằng cô ấy sợ cái gì đó, và ở đây, đó là “heights” (độ cao). “Of” thường được sử dụng để biểu thị nguyên nhân hoặc lý do cho cảm xúc sợ, lo lắng.

c) Word form – Từ loại

Đối với dạng bài này, bạn chỉ cần xác định chỗ trống cần điền là danh từ, động từ (V-ing/to V), hay tính từ.

Ví dụ:

The initial feedback from early buyers of the Sunbell XC2 mobile phone indicates that they found it ___ to use.

A. Conveniences

B. Conveniently

C. Convenience

D. Convenient

Cả 4 câu trả lời có cùng họ với nhau: A là danh từ (các đồ dùng tiện nghi), B là trạng từ, C là danh từ (sự tiện lợi) và D là tính từ. Xem xét vế thứ hai “they found it ___ to use” có “they” là chủ từ (S), “found” là động từ (V), “it” là tân ngữ (O). Ta có cấu trúc câu find + O + adj (thấy cái gì đó như thế nào), suy ra đáp án cần tìm là tính từ, vậy đáp án là câu D.

d) Connecting words và Adverb-clause – Từ nối và Mệnh đề trạng ngữ

Đối với loại câu hỏi này, quan trọng phải hiểu cách sử dụng của các liên từ như “for, and, nor, but, or, yet, so”, các liên từ tương quan: “both…and, either…or, neither….nor, not only….but also, would rather…than, no sooner…than, whether…or, hardly…when”, và các mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian như “before, after, since, until, once, as soon as, as/when, while” để lựa chọn sao cho phù hợp nhất.

Ví dụ:

She enjoys playing tennis, ___ her brother prefers soccer.

A. and

B. but

C. for

D. so

Giải thích:

Chọn đáp án B. “but” (nhưng) là từ nối phù hợp trong trường hợp này. Câu này so sánh sở thích giữa cô và anh trai. Cô ấy thích chơi tennis trong khi anh trai thích chơi bóng đá. “But” được sử dụng để diễn đạt một tương phản giữa hai ý hoặc sự khác biệt giữa chúng.

e) Relative Pronoun – Đại từ quan hệ

Xác định chỗ trống là một trong những đại từ quan hệ sau đây: Who, Whom, Which, That, Whose. Để làm được câu hỏi này người học cần xác định từ loại ở chỗ trống là chủ ngữ, tân ngữ hay sở hữu. Từ đó chọn được đáp án phù hợp.

Ví dụ:

The person ____ arrived late to the meeting was the manager.

A. which

B. whose

C. whom

D. who

Giải thích:

Chọn đáp án D. “who” là đại từ quan hệ phù hợp trong trường hợp này. Câu này đang xác định người đã đến muộn trong cuộc họp là người quản lý. Đại từ quan hệ “who” được sử dụng để liên kết thông tin giữa người và thông tin về người đó trong câu.

f) Pronoun/ Reflexive/ Possessive adjectives – Đại từ/ Đại từ phản thân/ Tính từ sở hữu

Dạng câu hỏi này đòi hỏi người học phải xác định các yếu tố sau đây để quyết định loại từ cần sử dụng: loại danh từ hoặc đối tượng mà câu đang đề cập đến, ngữ cảnh và mối quan hệ giữa các yếu tố trong câu, nguyên tắc ngữ pháp và cấu trúc câu.

Đại từ (Pronouns): Sử dụng đại từ để thay thế cho danh từ đã xuất hiện trước đó trong câu. Ví dụ: “John is my friend. He is very nice.”

Đại từ phản thân (Reflexive Pronouns): Sử dụng đại từ phản thân khi đối tượng của hành động là chính người thực hiện hành động đó. Ví dụ: “She washed herself.”

Tính từ sở hữu (Possessive Adjectives): Sử dụng tính từ sở hữu để chỉ sự sở hữu hoặc quan hệ với danh từ. Ví dụ: “This is my book.”

Ví dụ:

John hurt ___ while playing football yesterday.

A. himself

B. his

C. he

D. him

Chọn đáp án A. “himself” là đại từ phản thân phù hợp trong trường hợp này. Đại từ phản thân “himself” được sử dụng khi anh ấy làm hành động đối với chính bản thân mình.

2. Các bẫy thường gặp trong đề thi

Tuy được xem là phần “dễ xơi” nhất trong TOEIC Reading nhưng Part 5 cũng tồn tại rất nhiều “bẫy” khiến thí sinh khó chọn được đáp án chính xác. Hãy cùng khám phá những bẫy thường gặp trong phần TOEIC Part 5 và cách “hóa giải” dưới đây:

2.1. Các bẫy về thời thì

*Thì hiện tại dùng để nói về lịch trình:

Ví dụ: The flight ______ at 10 a.m tomorrow.

A. will arrive

B. arrives

C. arrived

D. arriving

Câu này bẫy người đọc ở chỗ có “tomorrow” là trạng từ nhận biết thì tương lai, tuy nhiên đáp án đúng là câu B (arrives).

Cách làm: Khi đề cập đến lịch trình (của tàu hỏa, ô tô, máy bay, …) hoặc các sự kiện cụ thể diễn ra theo thời gian biểu, bất kể trong tương lai gần (ví dụ: tomorrow) thì người ta vẫn sử dụng thì hiện tại đơn.

*Thì hiện tại tiếp diễn dùng để diễn tả các hành động đã được lên kế hoạch từ trước

Ví dụ: My manager ______ to Canada next week to conduct a project.

A. travels

B. will travel

C. is traveling

D. traveling

Câu này bẫy người đọc ở chỗ có “next week” là trạng từ nhận biết thì tương lai, tuy nhiên đáp án đúng là câu C (is travelling).

Thì hiện tại tiếp diễn không chỉ được sử dụng để diễn đạt các hành động đang xảy ra mà còn để miêu tả các hoạt động đã được lên kế hoạch trước đó. Như ví dụ trên, đó là một kế hoạch đã được quyết định từ trước chứ không xảy ra lúc nói. Nên câu C là câu trả lời hợp lý.

*Sử dụng thì tương lai để suy đoán:

Ví dụ: Economists predict that the interest rates ______ left unchanged.

A. being

B. will be

C. was

D. is

Câu này bẫy người đọc ở chỗ vế đầu tiên có “Economists predict that” được chia ở thì hiện tại đơn, lẽ ra vế sau cũng sẽ được chia thì hiện tại đơn tuy nhiên động từ “predict” lại có ý nghĩa là “dự đoán” nên vế sau sẽ được chia thì tương lai. Do vậy câu B là câu trả lời chính xác.

Để tránh mắc bẫy với câu hỏi tương tự, các bạn hãy xem qua mẫu câu sau:

S + think/predict/be sure/expect that + S + V (thì tương lai đơn)

2.2. Thể giả định theo sau là chủ từ số ít

Ví dụ: The scholarship committee requires that he _______ to a college that is within the state of Minnesota.

A. go

B. goes

C. going

D. went

Theo quy tắc chia động từ thì chỗ trống sẽ được chia động từ thêm “s/es” vì có chủ ngữ là “he” – ngôi thứ ba số ít. Tuy nhiên đáp án A (go) mới là câu trả lời chính xác chứ không phải là B (goes) vì chúng ta có cấu trúc của câu giả định:

Câu giả định của động từ: S1 + suggest/recommend/request/ask/require/insist… + S2 + (should) + V (nguyên mẫu)

Câu giả định của tính từ: It + be + crucial/vital/essential/necessary/… + (that) + S + (should) (not) + V (nguyên mẫu)

2.3. Tính từ và Phân từ

Ví dụ: Disney is ______ to announce the launch of their newest Barbie movie.

A. pleasing

B. pleasant

C. pleasure

D. pleased

Đáp án A: hiện tại phân từ (chủ động); B: tính từ mang nghĩa “dễ chịu” chỉ tính chất người, việc, vật; C: danh từ và D: quá khứ phân từ.

Sự kiện “the launch of their newest Barbie movie” khiến cho công ty “ Disney” rất vui nên “Disney” đã bị tác động và phải ở dạng bị động. Do đó, câu D là đáp án chính xác nhất.

Cách tránh bẫy: Không phải cứ thêm đuôi “-ing” và “-ed” cho động từ sẽ trở thành tính từ, trong một số trường hợp động từ chuyển sang tính từ sẽ có đuôi -able (achievable), -ible (edible), -ive (creative), -ful (hopeful), … Hãy nhớ rằng, nếu từ cần điền mang ý nghĩa của thuộc tính hoặc trạng thái, hãy chọn tính từ “tiêu chuẩn”; còn nếu nó tác động hoặc bị ảnh hưởng, hãy chọn phân từ.

2.4. Từ gần âm

Các từ có âm gần giống nhau thường xuất hiện để gây nhiễu cho thí sinh trong lúc làm bài thi.

Ví dụ: Personal beliefs and values can greatly __________ our approach to various aspects of life.

A. affect

B. effect

C. affection

D. efficient

Chọn đáp án A. “affect” (ảnh hưởng) là từ phù hợp trong trường hợp này. Sau “can” + V nguyên mẫu, do đó còn A và B. Câu này bẫy thí sinh ở chỗ là A và B đọc gần giống nhau, tuy nhiên A là động từ có nghĩa là ảnh hưởng và B là danh từ chỉ ảnh hưởng, kết quả. Vậy chỉ có đáp án A là phù hợp cả về ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa.

Để giúp tăng khả năng chọn chính xác giữa các từ có phát âm gần giống nhau, các bạn có thể tham khảo các cặp từ có phát âm gần giống nhau thường gặp dưới đây:

Emigrant (người di cư) – Immigrant (người nhập cư)

Complement (bổ ngữ) – Compliment (lời khen ngợi)

Cite (trích dẫn) – Site (địa điểm, khu đất) – Sight (tầm ngắm, quang cảnh; quan sát, nhìn thấy)

Quiet (yên tĩnh) – Quite (khá)

Explode (làm nổ, làm tiêu tan) – Explore (thám hiểm, khám phá)

Experience (kinh nghiệm, sự từng trải) – Experiment (cuộc thí nghiệm)

2.5. Đảo ngữ

Câu đảo ngữ với trạng từ chỉ tần suất là một trong những điểm ngữ pháp tiếng Anh quan trọng và thường là câu mà thí sinh gặp nhiều khó khăn nhất. Câu đảo ngữ với trạng từ chỉ tần suất có cấu trúc:

Rarely/Never/Seldom/Hardly ever/Little + trợ động từ + S + V

Ví dụ: Rarely ______ such an incredible performance.

A. do I witness

B. have I witnessed

C. am I witnessing

D. did I witness

Về cơ bản, khi nói về cấu trúc đảo ngữ, tất cả các câu trả lời đều đúng (đều đặt trợ động từ trước chủ ngữ). Tuy nhiên, việc đảo ngữ với những trạng từ này thường đi kèm với động từ chia ở thì hoàn thành và thường được sử dụng để diễn đạt ý chỉ sự so sánh.

Đáp án đúng là B. “rarely have I witnessed” tạo nên sự nhấn mạnh về việc hiếm khi mình đã chứng kiến một buổi biểu diễn tuyệt vời như vậy.

2.6. Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ

a) A number of / The number of

Học thuộc cấu trúc sau để tránh nhầm lẫn giữa hai cấu trúc:

A number of + plural noun (danh từ số nhiều) + plural verb (động từ số nhiều) ….

Ví dụ: A number of students in my class have expressed interest in joining the science club.

(Một số học sinh trong lớp của tôi đã thể hiện sự quan tâm đến việc tham gia câu lạc bộ khoa học.)

The number of + plural noun (danh từ số nhiều) + singular verb (động từ số ít) ….

Ví dụ: The number of job applicants for the position is much higher than expected.

(Số lượng người xin việc cho vị trí này cao hơn nhiều so với dự kiến.)

b) Chủ ngữ chứa liên từ

Câu có các cấu trúc phức tạp rất dễ gây khó khăn cho người đọc, cách tốt nhất là học thuộc hai cấu trúc có chủ ngữ chứa liên từ sau để làm bài dễ dàng hơn:

Both A and B + động từ chia số nhiều

Either A or B / Neither A or B / Not A but B / Not only A but also B + động từ chia theo chủ ngữ gần nhất

Ví dụ: Neither Sarah nor John __ coming to the party tonight.

A. is

B, are

C. am

D. be

Đáp án đúng là A, vì chia động từ theo chủ ngữ gần nhất là John (số ít).

3. Mẹo làm bài đọc PART 5 TOEIC hiệu quả

3.1. Nhanh chóng xác định từ loại cần điền

Nhìn vào 4 đáp án trước, từ đó nhận biết và suy ra loại câu hỏi. Nếu xác định được là câu hỏi về từ loại thì phân tích câu xem chỗ trống là từ loại nào (danh từ, động từ, tính từ,..), từ đó chọn ra đáp án phù hợp.

– Danh từ (Noun): thường đi kèm với các từ chỉ số lượng như “a”, “an”, “the” hoặc các tính từ sở hữu như “my”, “his”, “their”.

– Động từ (Verb): thường xuất hiện sau chủ ngữ.

– Tính từ (Adjective): thường đi kèm trước danh từ và giúp mô tả danh từ đó.

– Trạng từ (Adverb): đi kèm với động từ, tính từ hoặc trạng từ khác để chỉ thời gian, cách thức, mức độ, …

3.2. Ghi nhớ các cụm từ đi với nhau Phrasal Verbs, collocations

Các cụm từ này thường không thể tách rời và thường xuất hiện cùng nhau. Việc ghi nhớ và hiểu các cụm từ này giúp bạn chọn từ phù hợp hơn. Ví dụ:

Phrasal Verbs: Như “take off”, “put up with”, “break down” …. Đây là cụm từ thường gặp và không thể hiểu từng từ một.

Collocations: Các từ thường đi cùng nhau như “make a decision”, “catch someone’s eye”, “miss an opportunity”…. Học cách sử dụng chính xác các cụm từ này.

3.3. Chú ý động từ trong phương án

Với câu hỏi chia động từ, đầu tiên chúng ta cũng cần phải phân loại câu hỏi bằng cách nhìn vào đáp án trước để nhận biết và suy luận ra loại câu hỏi. Sau đó tiến hành phân tích cấu trúc câu (chủ ngữ chính, động từ chính) và cuối cùng là tìm dấu hiệu về thời gian (chia thì gì), chủ ngữ (chia số ít/số nhiều), tân ngữ (câu chủ động/bị động), hay là câu điều kiện.

3.4. Cách phân bổ thời gian làm bài

Phần đọc TOEIC bao gồm Part 5, 6 và 7, với tổng cộng 100 câu và thời gian làm bài là 75 phút. Thường thì mức độ khó sẽ tăng dần từ Part 5 đến Part 7. Thời gian lý tưởng cho Part 5 là 13 phút, suy ra mỗi câu Part 5 sẽ làm trong khoảng 30s, phần thời gian còn lại sẽ được dành cho Part 6 và Part 7. Nếu quá một phút mà chưa tìm được câu trả lời thì có thể chọn cho mình bất kỳ một đáp án và có thể quay lại làm lần nữa nếu còn thời gian.

Để làm bài thi hiệu quả hơn thì người học nên nắm rõ các chiến lược làm bài và thường xuyên ôn luyện dưới thời gian giới hạn để chuẩn bị cho kỳ thi thực.

Kết luận

Halo mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bạn đọc, giúp các bạn có một hành trình chinh phục TOEIC Reading Part 5 thật hiệu quả và đạt điểm cao!

Facebook Comments