Tips TOEIC – Kì 9: 4 Sai lầm trong khi sử dụng từ điển

Sau khi chúng ta đã cán mốc 500 – 650 và đã làm chủ được kĩ năng nghe và kiến thức ngữ pháp ở mức độ nhất định, thì từ vựng mới ở phần 5 6 7 vẫn là một cơn ác mộng, đặc biệt là khi ta tự học.

Để giải quyết vấn đề, từ điển (đa phần là phần mềm và online) là giải pháp cho nhiều người.

Nhưng chúng ta đã thật sự dùng từ điển một cách đúng đắn hay chưa?

4 Sai lầm khi sử dụng từ điển

1. Chưa thật sự khai thác toàn bộ chức năng của từ điển

Tại sao thầy lại nói vậy?

– Vì khi học từ vựng mới, ta cần học CÁCH VIẾT / MẶT CHỮ, NGHĨA và CÁCH PHÁT ÂM, nhưng ta lại thường quên béng đi là từ điển có ghi lại cách phát âm để ta học.

👉Ví dụ: unforeseeable (a) /ˌʌn.fɔːrˈsiː.ə.bəl/ : không dự đoán được

– Một vấn đề nữa là để tận dụng được chức năng này, ta cần làm chủ Bảng Mẫu Tự Ngữ Âm Quốc Tế (IPA) để có thể TỰ ĐỌC cách phát âm mà không cần giáo viên làm mẫu.

4 sai lam khi su dung tu dien

2. Bỏ lỡ một nguồn để học từ vựng mới

Khi tra từ mới, ta chỉ chăm chăm vào việc xem nghĩa mà không dùng từ điển để học.

– Với những bạn phải có minh họa cách dùng mới học từ vựng được, đa phần các trang đều có ví dụ cụ thể.

👉Ví dụ: circumstance 👎 trường hợp
=> I think she coped very well under the circumstances.

– Với những bạn có học theo cách hệ thống từ đồng nghĩa, thì không thiếu ứng dụng và từ điển online cung cấp từ đồng nghĩa tương ứng.
Thậm chí có sẵn một trang web chuyên về từ đồng nghĩa / trái nghĩa là https://www.thesaurus.com/

3. Dịch tự động / Dịch online

Chỉ cần scan lại đoạn cần dịch và đưa vào ứng dụng từ điển (ví dụ: Google dịch, TFlat) thì ta sẽ có một bản dịch tương đối chuẩn chỉnh trong thời gian ngắn. Thật tiện đúng không nào?

Nhưng vấn đề là…

Kiến thức của chúng ta chẳng tăng lên và não bộ không được trải qua rèn luyện với từ vựng mới.

Nói một cách thô hơn, đây là “cách học đối phó”, và tiến bộ vẫn là con số không.

Ta nên tận dụng từ điển, chứ không phải lạm dụng chúng.

4. Dò xong để đó

Chung quy, từ điển, dù ở hình thức nào, cũng chỉ là công cụ.

Ta cần trải qua các bước cụ thể để biến nội dung mới thành kiến thức bản thân.

– Bước 1: Tra từ điển từ mới

– Bước 2: Học và ghi lại để nhớ mặt chữ và nghĩa

– Bước 3: Xem xem đi xem lại và đọc thành tiếng cách phát âm

– Bước 4: Đọc ví dụ và từ đồng nghĩa

Như vậy, ta có thể tối ưu hóa từ điển cho việc học TOEIC nói riêng và quá trình học Tiếng Anh nói chung.

Chúc các bạn thành công !!!

Facebook Comments