Mẹo Làm Bài Dạng bài T/F/NG và Y/N/NG Trong Đề Thi IELTS

Mẹo Làm Bài Dạng bài T/F/NG và Y/N/NG Trong Đề Thi IELTS

Dạng bài T/F/NG và Y/N/NG là dạng bài rất dễ nhầm lẫn, đặc biệt với các đáp án F/N và NG. Bản thân mình trước đây khi luyện đề cũng rất hay sai dạng này và không hiểu lý do, mặc dù đã tìm đúng được thông tin trong bài. Sau đó, mình mới nhận ra là mình bị hiểu sai bản chất của F/N và NG + không biết cách làm nhanh để phân bổ thời gian hợp lý.

Sau khi “vấp ngã” nhiều lần mình đã rút ra được một vài kinh nghiệm dưới đây để biến dạng bài này trở thành dạng “tủ” của mình, luôn đạt tỉ lệ làm đúng cao nhất (gần đây mình có làm hết Cam 16 thì dạng bài này tỉ lệ đúng vẫn là 100%).

T/F/NG là về “fact” trong passage. Y/N/NG là về “opinion” của tác giả hoặc nhân vật trong passage (Cách làm 2 dạng như nhau). Đáp án lựa chọn phải được dựa trên thông tin trong bài đọc, không phải dựa trên hiểu biết của cá nhân mình.

Hiểu đúng về F/N và NG. Trc đây, mình nghĩ rằng F/N nghĩa là thông tin giữa câu hỏi và trong bài không trùng khớp. Mindset sai dẫn đến việc lựa chọn đáp án sai. Thực chất, F/N được lựa chọn khi thông tin trong câu hỏi TRÁI NGƯỢC với thông tin trong bài. Còn NG là khi có thông tin KHÔNG ĐƯỢC ĐỀ CẬP ĐẾN.

Các bước làm bài: đọc câu hỏi => phân tích câu hỏi về đối tượng nào, có những ý gì và tóm tắt được luôn trong đầu (Ví dụ: gấu/ mắc nhiều bệnh/ vì mỡ dưới da) => tìm thông tin trong bài => đối chiếu thông tin trong bài với câu hỏi. Nếu đối tượng và các ý đều trùng khớp, chọn T. Nếu có ý trái ngược (Ví dụ: gấu/ có mỡ dưới da/ không mắc nhiều bệnh liên quan đến mỡ) => chọn F. Nếu có ý không tìm được thông tin (Ví dụ: gấu/ có mỡ dưới da/ mắc bệnh không liên quan đến mỡ) => chọn NG. (thông tin không được đề cập đến: mỡ là nguyên nhân gây bệnh)

Đối chiếu ý nghĩa/ thông tin chứ không đối chiếu keyword vì thông tin sẽ được paraphrased hoặc nằm ở nhiều câu chứ không gói gọn trong 1 câu.

Tìm clue theo thứ tự câu hỏi: thông tin cho các câu hỏi sẽ ra lần lượt theo thứ tự trong bài. Tức là clue của câu 2 sẽ nằm phía sau clue của câu 1, clue của câu 3 sẽ nằm sau clue của câu 2… Vì vậy, luôn làm câu 1 đầu tiên để xác định khoảng thông tin mà mình sẽ tìm. VD: clue của câu 1 nằm ở đoạn 2, vậy thì từ những câu sau cũng tìm thông tin bắt đầu từ đoạn 2 trở đi chứ không quay lại đoạn 1.

Luôn chú ý cả câu hỏi sau. VD: câu 3 trong bài là NG, tức là có thông tin không được đề cập đến, khi đọc 1, 2 câu mà chưa tìm thấy thông tin đó, mình sẽ làm câu 4 trước => clue cho câu 3 sẽ nằm giữa clue cho câu 2 và câu 4 (ảnh 3). Luôn nhớ điều này để tiết kiệm thời gian, không mất công đọc hết cả bài. Reading không chỉ khó về kiến thức mà còn về giới hạn thời gian. Chúng ta không thể dành quá nhiều thời gian chỉ để làm 1 câu.

Cẩn thận với những câu hỏi dạng “the first one to….”, “the best/ most….”, câu hỏi có sự so sánh giữa các đối tượng, câu hỏi có từ chỉ số lượng “all, every, majority, some…”

Nếu có thể, luyện thói quen đánh dấu clue cho từng câu (như mình đánh số 1 2 3 4 trong hình) để dễ theo dõi trong quá trình làm và kiểm tra lại bài nhanh hơn. (Khi đi thi mình cũng làm vậy).

1 lưu ý nhỏ là khi thi trên giấy, không viết nhầm TRUE thành YES, FALSE thành NO và ngược lại. Có thể viết tắt nhưng theo mình thì cứ viết đủ ra cho chắc, vì cũng chỉ mất thêm mấy giây.

Last but not least, luyện đề và học từ vựng từ đề thi (lấy từ các nguồn sách/ website uy tín) vì không có cách nào để làm đúng dạng bài này cũng như tất cả các dạng khác của Reading mà không cần học từ vựng.

Hi vọng 1 vài chia sẻ trên của mình có thể giúp các bạn làm chủ được dạng bài kinh điển này trong IELTS Reading. Chúc các bạn học tốt

Nguồn sưu tầm: Bạn P.ANH

Facebook Comments