Các bạn sinh viên mới ra trường thường gặp khó khăn khi phỏng vấn xin việc, đặc biệt là khi được yêu cầu trả lời bằng Tiếng Anh. Vì thế hãy cũng Halo Language Center sẽ gửi tới các bạn những câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Anh thường gặp. Cùng với đó là gợi ý cách trả lời chuyên nghiệp và câu trả lời mẫu bằng tiếng Anh được đánh giá cao nhất đối với nhà tuyển dụng.
Một số câu hỏi và cách trả lời bằng tiếng Anh thường gặp khi phỏng vấn
Tell me about yourself (Hãy kể chúng tôi nghe về bạn)
Sau khi bắt tay và chào hỏi, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn giới thiệu sơ lược về bản thân. Bạn không cần thiết giới thiệu kỹ về thành viên gia đình hay quê quán ra sao. thay vào đó hãy nói về những kinh nghiệm bản thân đã có và trải nghiệm liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.
Ví dụ:
-> My name is Ngan. I’m 25 years old and I live in Da Nang. I have 3 years of experience in Marketing. In my free time, I usually watch movies, read books about Marketing, and read news on the Internet.
Tên tôi là Ngân. Tôi 25 tuổi và hiện đang sinh sống tại Đà Nẵng. Tôi có 3 năm kinh nghiệm ở mảng Marketing. Vào thời gian rảnh, tôi thường xem phim, đọc sách về Marketing và xem tin tức trên Internet.
Xem thêm: Mẫu câu hỏi và trả lời bằng tiếng anh thông dụng
What are your strengths? (Điểm mạnh của bạn là gì?)
Khi nhà tuyển dụng hỏi câu này, tức là họ muốn biết những phẩm chất tích cực của bạn liên quan đến công việc. Vì vậy hãy chắc rằng bạn biết rõ đâu là điểm mạnh của mình trước khi phỏng vấn nhé.
Nhớ rằng đừng chỉ liệt kê hàng loạt tính từ và hãy đưa thêm ví dụ cụ thể để tăng tính thuyết phục nhé.
Ví dụ:
-> My strongest trait is in customer service. I listen and pay close attention to my customer’s needs and I make sure they are more than satisfied. And I’m good at keeping a team together and producing quality work in a team environment.
Điểm mạnh nhất của tôi là về dịch vụ khách hàng. Tôi luôn lắng nghe và chú ý kỹ tới nhu cầu khách hàng và làm cho họ cảm nhận được cảm giác hơn cả hài lòng. Tôi cũng phối hợp rất tốt khi làm việc nhóm với mọi người.
What are your weaknesses? (Điểm yếu của bạn là gì?)
Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ không mong nhìn thấy những điểm bạn chưa làm được mà họ muốn biết cách bạn cố gắng, cải thiện những điều chưa hoàn thiện và mức độ nhận thức về bản thân.
Ví dụ:
-> I’m not really good at designing. However, currently, I’m taking a design class to improve my skill. The class is expected to end in 1 month so my design skill will get better soon.
Tôi không giỏi việc thiết kế cho lắm. Tuy nhiên gần đây tôi có học một lớp thiết kế để cải thiện kỹ năng này. Lớp học dự kiến sẽ kết thúc sau 1 tháng cho nên kỹ năng thiết kế của tôi sẽ sớm trở nên tốt hơn.
Why did you leave your last job? (Tại sao bạn bỏ việc cũ?)
Câu hỏi này sẽ không dành cho các bạn sinh viên mới ra trường hoặc người phỏng vấn cho công việc đầu tiên. Tuy nhiên nếu bạn vừa nghỉ một công việc trước đó thì nhà tuyển dụng sẽ mong muốn tìm hiểu lý do rằng bạn bị sa thải hay chủ động nghỉ việc
Dù là trường hợp nào đi nữa thì lời khuyên dành cho bạn chính là tránh nói nhiều điều tiêu cực về sếp và công ty cũ.
Ví dụ:
-> The reason why I leave my job is that I found the old job boring and I want to find more challenges. I don’t want my feeling to affect the company, that’s why I left.
Lý do tôi nghỉ ở chỗ làm cũ vì tôi thấy nó chán và tôi muốn tìm thêm nhiều thử thách cho bản thân. Tôi không muốn vì cảm xúc này của tôi mà ảnh hưởng đến công ty, vậy nên tôi đã xin nghỉ việc.
Tell us about your education (Hãy cho biết trình độ học vấn của bạn)
Khi được yêu cầu trả lời câu hỏi về trình độ học vấn, bạn không nhất thiết phải liệt kê tất cả những thứ đã học nhưng đừng quên những bằng cấp quan trọng liên quan đến nghề nghiệp nhé. Tốt nhất là bạn nên in thêm bản cứng để mang theo phòng trừ trường hợp người phỏng vấn muốn kiểm tra nhé!
– Degrees: bằng cử nhân đại học 3-4 năm.
– Diploma: văn bằng, thường có được sau khi kết thúc một khóa học ngắn hạn (khoảng một năm đổ lại).
– Certificate: chứng chỉ, giấy chứng nhận bạn đã tham gia một khóa học hay hoạt động nào đó.
Where do you see yourself 5 years from now? (Bạn nghĩ mình sẽ ở đâu trong 5 năm tới?)
Trong câu hỏi này, bạn không nên chia sẻ về các dự định cá nhân như “ở bên gia đình” hay “kết hôn”, thay vào đó hãy tập trung đưa ra những mục tiêu liên quan đến chuyên môn và công việc nhé.
Bạn nên tham khảo một số cách trả lời sau:
- By then I will have…/ I would have liked to…
- “Improved my skills” (Cải thiện kỹ năng của mình).
- “Created more of a name for myself in the industry” (Tạo ra tên tuổi cho chính mình trong ngành này).
- “Become more independent and productive” (Trở nên độc lập và năng suất hơn).
- “Enhanced (improved) my knowledge” (Cải thiện kiến thức).
- “Achieved a higher position” (Đạt được vị trí cao hơn).
What kind of salary do you expect? (Mức lương mong đợi của bạn?)
Trước khi tham gia phỏng vấn bạn nên tìm hiểu kỹ về công việc và mức lương phù hợp với vị trí đó. Không nên trả lời “i don’t know” vì điều này sẽ khiến bạn trông thiếu tự tin.
Hãy nói mức lương nhỉnh hơn bình thường một chút vì thật ra nhà tuyển dụng đã lên sẵn mức lương cho bạn rồi, họ chỉ muốn kiểm tra hiểu biết của bạn về ngành nghề, lĩnh vực này mà thôi.
Do you have any questions for me/ us? (Bạn có câu hỏi nào không?)
Đây là cách nhà tuyển dụng kết thúc cuộc phỏng vấn. Họ vẫn đang đánh giá bạn, ngay cả trong câu hỏi mà bạn được quyền chủ động. Do đó, đừng nói điều gì ngớ ngẩn như “what kind of work does your company do?” (Công ty làm về cái gì?) hoặc “how much vacation time do I get each year?” (Tôi có bao nhiêu ngày phép mỗi năm?). Thay vào đó, hãy tham khảo một số câu sau:
– Do you have any examples of projects that I would be working on if I were to be offered the job? (Anh, chị có ví dụ nào về dự án mà tôi sẽ thực hiện nếu được tuyển dụng không?)
– What is the typical day for this position (job)? (Một ngày đặc thù của vị trí này là gì?)
– Does the company offer in-house training to staff? (Công ty có mở lớp đào tạo cho nhân viên không?)
– What is the next step? (Bước tiếp theo là gì?). Câu hỏi này ám chỉ việc bạn cần làm gì, mất bao lâu để bạn nhận kết quả.
Xem thêm: Cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh giao tiếp chi tiết và dễ nhớ nhất
Kết luận
Trên đây là các mẫu câu hỏi và trả lời phỏng vấn phổ biến khi phỏng vấn Tiếng Anh mà Halo Language Center đã tổng hợp. Mong rằng sẽ giúp bạn trang bị cho mình đầy đủ kiến thức, kỹ năng hữu ích để có một buổi phỏng vấn thành công.
Ngoài ra nếu đang gặp khó khăn trong việc học ngoại ngữ, bạn có thể tham khảo các khóa học tiếng Anh giao tiếp tại Halo Language Center để có lộ trình học Tiếng Anh phù hợp với mình để đạt hiệu quả cao nhất nhé.
Lý do nên học tiếng anh giao tiếp tại trung tâm Halo
- Học từ vựng thông qua các game từ vựng ngay tại lớp.
- Tham gia vào môi trường có thể tự do, thoải mái nói tiếng Anh mà không sợ sai.
- Học tập và rèn luyện tự tin thuyết trình bằng tiếng anh trước đám đông.
- Thiệt lập lại nền tảng phát âm từ cơ bản đến nâng cao.
- Tạo nền tảng kiến thức cho các kỳ thi tiếng quốc tế như: TOEIC, IELTS,…
Để biết thêm thông tin về các khóa học cũng như chương trình ưu đãi, vui lòng liên hệ Fanpage Halo Language Center hoặc bấm vào nút bên dưới để được giải đáp cụ thể và miễn phí.
nhận tư vấn miễn phíHALO – FROM ZERO TO HERO
Halo Language Center là trung tâm dạy tiếng anh giao tiếp, luyện thi TOEIC, Luyện thi IELTS cho người mất gốc hàng đầu tại TP. Thủ Đức. Với đội ngũ giáo viên nhiều năm kinh nghiệm dạy tiếng anh, hiểu rõ tâm lý, luôn theo sát từng học viên, chương trình học và giáo trình được cập nhật liên tục.