IELTS Listening không phải là phần thi quá khó như Writing hay Speaking, nhưng để đạt được số điểm ấn tượng ở kỹ năng này cũng không phải điều dễ dàng. Trong bài viết hôm nay, Halo Language Centre sẽ mang đến cho các bạn một cái nhìn tổng quan về bài thi IELTS Listening, phương pháp làm bài và đặc biệt hơn cả là 12 chiến thuật để đạt được số điểm 9.0 cho kỹ năng này. Các bạn đang học cũng như đang có ý định ôn luyện IELTS có thể đọc bài viết để tham khảo thêm nhiều bí kíp làm bài hay nhé!
1. Cấu trúc bài thi IELTS Listening
Trước khi đến với thông tin chi tiết về các dạng bài Listening IELTS, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu tổng quan về bài thi kỹ năng này. Bài thi Listening IELTS sẽ có tổng cộng là 4 bài nghe. Nội dung chủ đề trong các bài nghe rất đa dạng, được phổ rộng từ đời sống cho tới học thuật chuyên sâu, và cũng được xếp theo mức độ khó dễ khác nhau. Thông thường, một bài thi Listening IELTS sẽ có đủ những đoạn hội thoại thông thường cho đến các bài giảng đầy tính học thuật.
Bài thi IELTS listening sẽ gồm 40 câu hỏi, chia đều cho cả 4 phần. Dựa thoe audio mà thi sinh được nghe, các câu hỏi sẽ được đưa ra theo thứ tự tương ứng. Nội dung cụ thể Halo sẽ trình bày dưới bảng sau:
- Section 1: Cuộc trò chuyện giữa 2 người xoay quanh các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. (ví dụ: một cuộc điện thoại đặt phòng hội nghị)
- Section 2: Một đoạn độc thoại đặc trưng về cuộc sống hàng ngày. (ví dụ: một cuộc nói chuyện về cách giao tiếp với đồng nghiệp chung công ty).
- Section 3: Dạng bài thi là một đoạn hội thoại giữa nhiều người với nhau, với chủ đề: xoay quanh các nội dung học thuật. (ví dụ: sinh viên thảo luận về bài tập nhóm).
- Section 4: Dạng bài thi thường là bài giảng học thuật của giảng viên. (ví dụ: xoay quanh một môn học, một lĩnh vực khoa học hay một khoá học nào đó).
2. Các dạng câu hỏi trong IELTS Listening
Dạng 1 – Multiple Choice Question
Một câu hỏi sẽ gồm ba lựa chọn trả lời, A, B, C, và nhiệm vụ của thí sinh đó là nghe và chọn ra 1 đáp án đúng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, đề bài sẽ yêu cầu bạn chọn ra khoảng 2 đến 3 ý đúng từ một danh sách câu trả lời được cho sẵn.
Dạng 2 – Form Completion
Form Completion là một dạng câu hỏi rất phổ biến trong các bài thi nghe và thường được đánh giá là dạng dễ nhất. Thông thường, đoạn ghi âm sẽ là cuộc trò chuyện giữa hai người về một chủ đề xã hội như bán hàng, đặt vé máy bay hoặc nói về một người bạn…
Trong dạng câu hỏi này, bạn hãy đọc câu hỏi một cách cẩn thận để xác định loại thông tin cần điền. Đừng quên chú ý đến giới hạn về số từ hoặc số lượng từ được sử dụng để điền vào chỗ trống, vì nếu bạn sử dụng nhiều hơn số từ quy định, có thể dẫn đến mất điểm cho phần đó.
Dạng 3 – Sentence Completion – Summary Completion
Thí sinh sẽ được cung cấp một danh sách chứa nhiều câu đã tóm tắt ý chính từ đoạn ghi âm. Sau đó, họ phải lắng nghe để xác định đáp án cần điền vào các khoảng trống. Vì loại câu hỏi này có sự hạn chế về số từ được phép điền, nên bạn cần kiểm tra kỹ điều này trước khi bắt đầu nghe.
Một trong những kỹ năng làm bài quan trọng cần có để làm dạng câu hỏi này là khả năng xác định ý chính của đoạn văn nghe. Để làm được điều này, bạn phải hiểu nội dung của bài nghe thông qua mối liên hệ giữa các câu và giữa các phần trong bài.
Dạng 4 – Table Completion
Trước hết, bạn cần xác định số lượng từ cần điền và nội dung cụ thể của từng cột. Nếu bạn không hiểu ý nghĩa của tiêu đề của cột, bạn có thể dựa vào các phương án đã được cung cấp trong cùng cột để xác định loại thông tin bạn cần điền. Hãy tóm tắt thông tin liên quan đến các danh mục trong bảng. Ví dụ: địa điểm, thời gian, giá cả…
Dạng 5 – Labeling a Map/Diagram
- Map Labeling
Dạng này sẽ cung cấp một bản đồ của một địa điểm cụ thể (như bệnh viện, trường học, công viên…) và nhiệm vụ của thí sinh là nghe bản ghi âm, xem bản đồ và điền tên của từng địa điểm vào ô trống trên bản đồ. Dạng bài này đòi hỏi thí sinh phải lắng nghe kỹ và điền chính xác tên của địa điểm vào vị trí trống. May mắn là người nói thường sẽ theo thứ tự được đánh số trên bản đồ (ví dụ, câu 11 sau đó là câu 12, 13…), vì vậy trước khi bắt đầu lắng nghe, chúng ta cần chú ý đến thứ tự của các địa điểm trên bản đồ.
- Diagram Labeling
Trong phần câu hỏi, sẽ có một biểu đồ minh hoạ cho cấu trúc của một máy móc hoặc các giai đoạn của một quy trình cụ thể. Người nói trong bản ghi âm sẽ mô tả biểu đồ một cách rõ ràng và có logic để thí sinh có thể hiểu nội dung dễ dàng. Thí sinh cần theo kịp những gì người nói mô tả và điền vào ô trống một cách phù hợp, không tự đoán dựa trên kiến thức cá nhân của họ.
Dạng 6 – Matching Information
Đây là dạng đề thi yêu cầu các bạn nối thông tin có trong các câu được đánh số với đáp án cho trước trong bảng sao cho phù hợp với nội dung của bài nghe.
Dạng 7 – Short Answer Question
Đề bài sẽ đưa ra các câu hỏi và thí sinh sẽ trả lời các câu hỏi bằng cách sử dụng thông tin mình nghe được trong bản ghi âm và viết nó ra. Vì là dạng câu hỏi chỉ yêu cầu câu trả lời ngắn ngọn, do đó mà bạn phải điền đầy đủ câu trả lời mà không có gợi ý cho sẵn.
Dạng 8 – Pick from a list
Dạng thi này yêu cầu bạn hãy chọn những câu trả lời đúng nhất từ danh sách các lựa chọn cho sẵn, tuỳ vào câu hỏi mà số lượng đáp án có thể là 2 hoặc 3.
Lưu ý:
- Không ít thí sinh nhầm lẫn dạng câu hỏi này với dạng Multiple Choice dẫn đến việc chọn thiếu đáp án
- Nếu chỉ tập trung nghe keyword bạn sẽ cảm thấy đáp án nào cũng đúng
- Đôi lúc bạn phải tự suy ra câu trả lời sau đoạn Audio
Xem thêm: Học IELTS làm sao cho hiệu quả?
3. Chiến lược làm bài thi IELTS Listening
3.1. Cách làm bài cho từng Section
Thí sinh sẽ có khoảng một phút để đọc các câu hỏi cho mỗi section trước khi bước vào phần nghe audio. Người thi nên tận dụng khoảng thời gian ngắn này, cố gắng đọc qua hết tất cả câu hỏi và hình dung được câu hỏi liên quan đến vấn đề gì. Trong 1 phút này, bạn nên tập trung cao độ, đọc thật nhanh và gạch chân những keywords.
Các bạn sẽ có 10 phút để chuyển câu trả lời của mình vào phiếu trả lời bằng cách điền thủ công, lưu ý rằng bạn nên làm thật nhanh để kịp giờ, nhưng hãy đảm bảo rằng đáp án của bạn đúng chính tả nhé. Dưới đây là cách làm bài chi tiết cho 4 section, bạn có thể đọc tham khảo:
Section 1
Trước khi nghe
Thí sinh sẽ có khoảng 30s để đọc câu hỏi và các yêu cầu của đề bài. Khi bạn nghe đến phần Instruction (hướng dẫn), audio sẽ nói rõ bạn cần đọc câu hỏi nào: VD: “You will hear…. Now you have some time to look at Questions … to …”
Trong khi nghe
Section 1 sẽ có 10 câu hỏi, thường được chia làm 2 phần và giữa chúng có một quãng nghỉ (khoảng 30s- 50s). Tương tự như Instructions, trong audio sẽ có nói rõ cần đọc câu hỏi nào (VD: Now listen and answer question from…to…)
Sau khi nghe
Sau khi nghe xong phần 1, bạn có khoảng 30s để kiểm tra lại đáp án và chuẩn bị chuyển sang phần tiếp.
Section 2
Trước khi nghe
Thí sinh sẽ có khoảng 50s để đọc câu hỏi và các yêu cầu của đề bài. Khi bạn nghe đến phần Instruction (hướng dẫn), audio sẽ nói rõ bạn cần đọc câu hỏi nào: VD: “You will hear…. Now listen carefully and answer Questions from … to …”
Trong khi nghe
Tương tự như ở Section 1
Sau khi nghe
Sau khi nghe xong, bạn sẽ tranh thủ kiểm tra lại đáp án và chuyển sang phần 3 nhé.
Chú ý:
Với bài thuộc dạng Map, bạn cần làm quen với bố cục, một số đặc điểm nổi bật của bản đồ, biểu đồ đó, để một khi nghe không bị lạc hướng, bỡ ngỡ. Vì bài dạng Map là một dạng bài đặc biệt, do đó bạn nên làm quen trước.
Section 3
Trước khi nghe:
Đọc hiểu các keywords trong câu hỏi và các đáp án, nếu là dạng điền từ thì cần xem luôn giới hạn số từ, phân tích ngữ pháp/ từ loại cần điền trong chỗ trống.
Tư duy paraphrase: Tập trung vào các keywords và dự đoán các từ vựng hoặc cấu trúc ngữ pháp có thể sử dụng để paraphrase
Trong khi nghe:
Bạn hãy cố gắng tập trung để nghe hiểu toàn bộ thông tin, viết nháp, vừa nghe vừa gạch bỏ đáp án sai.
Lưu ý:
Các đáp án đều có thể được nhắc đến, tuy nhiên cần xem xét và nghe các keywords để loại các đáp án không phù hợp
Trong section này, tất cả các đáp án đều được nói đến trong bài, do đó bạn cần tập trung hết sức để có thể chọn được đáp án chính xác và tránh “bẫy” trong bài.
Sau khi nghe:
Đừng chần chừ hay mãi phân vân với những câu hỏi đã trôi qua mà bạn hãy tập trung vào những câu hỏi tiếp theo. Nếu trong bạn hoàn toàn không nghe được gì thì hãy chọn lụi một đáp án, vì đáp án sai sẽ không bị trừ điểmkhông nên bỏ trống bài,.
Section 4
Trước khi nghe
Tương tự với các section trên.
Trong khi nghe
Section 4 khác với những phần phía trên ở chỗ các bạn sẽ nghe đoạn băng liên tục và trả lời cho 10 câu hỏi, không có ngắt quãng giữa 10 câu hỏi này.
Sau khi nghe
Sau khi nghe xong phần 4, bạn sẽ có 10 phút để chuyển đáp án vào phiếu đáp án (nếu thi trên giấy) hoặc 2 phút để kiểm tra lại đáp án (nếu thi trên máy).
3.2. 12 chiến thuật khi làm bài thi IELTS Listening giúp đạt điểm cao
Kiến thức thôi chưa đủ, nếu bạn muốn đạt được từ 8.0 kỹ năng Listening trở lên, bạn nên thủ sẵn cho mình những chiến thuật làm bài thi để tự tin làm đúng và làm bài kịp thời gian quy định. Dưới đây là một số chiến thuật làm bài, các bạn cùng tham khảo nhé!
1. Gạch chân cẩn thận các keywords có trong đề thi
Vì thời gian cho phần Listening không nhiều như các phần khác, và quan trọng bạn chỉ được nghe đúng 1 lần duy nhất, do đó việc đọc hết các câu hỏi có trong đề hầu như là . Chính vì thế, gạch chân các keyword là một bước cực kỳ quan trọng và cần thiết, đặc biệt là với những dạng câu hỏi có chứa nhiều thông tin như multiple choice, matching,…
Việc gạch chân keywords sẽ giúp bạn hình dung được mình sẽ nghe những gì, giúp bạn tóm lược được thông tin tốt hơn và tránh bị xao nhãng bởi những nội dung ngoài lề.
2. Cẩn thận với bẫy và từ đồng nghĩa trong bài thi
Ở phần thi Listening, bạn phải đặc biệt tập trung hơn cả vì sẽ có rất nhiều “cú lừa” trong audio nghe. Ví dụ ở section 1, người nói có thể đưa ra 1 đáp án ban đầu rồi lại phủ nhận và đưa ra đáp án khác. Tương tự như trong dạng multiple choice thì bạn có thể nghe được từ audio cả 3 đáp án và chỉ có 1 trong số đó là đúng. Có một mẹo cho phần này là bạn hãy cố gắng nghe và chú ý những cụm từ có tính phủ định hay sự chần chừ, như: actually, no, pardon me, sorry, oh wait,…
3. Viết đúng chính tả, giới hạn từ vựng và sử dụng đúng ngữ pháp
Bạn cần chắc chắn và cẩn thận về từ vựng cũng như ngữ pháp khi điền đáp án. Thí sinh cần chú ý đừng để mất điểm một cách đáng tiếc vì lỗi ngữ pháp hay chính tả như danh từ số nhiều không thêm “s”, động từ không thêm “ed”, đuôi “ing” hay không gấp đôi hay gấp đôi không đúng chỗ. Bạn cũng nên để ý đến một số danh từ luôn đi theo cặp như shoes, jeans,… hay các danh từ số nhiều bất quy tắc mà chúng ta cũng cần ghi nhớ như sheep, fish, mice, leaves,…
4. Phân chia thời gian làm bài hợp lý
Khi kết thúc mỗi section, các bạn sẽ có một khoảng thời gian rất ngắn (khoảng 50s đến 1 phút) để kiểm tra lại bài làm. Tuy nhiên, thực tế các bạn đừng đọc lại các câu trả lời một cách quá kỹ vì nó sẽ không đủ thời gian cho những phần kế tiếp, yên tâm rằng vì cuối phần Listening bạn cũng sẽ có thêm 10 phút để kiểm tra và điền đáp án vào tờ answer sheet. Do đó bạn nên dành khoảng thời gian đó để kiểm tra chính tả hoặc chuyển sang section tiếp theo, tìm keywords trong bài với tinh thần tập trung cao độ.
5. Cảnh giác với thứ tự các câu hỏi
Với các dạng câu hỏi như Map, Table hay biểu đồ,.. thứ tự các câu hỏi có thể bị đảo lộn, không theo trật tự từ file audio. Vì vậy, trước khi làm bài bạn cần xác định rõ xem các câu hỏi đang có thứ tự như thế nào trong bài để có thể theo kịp thông tin bài một cách cẩn thận và không để bị mất điểm nhiều câu do việc nghe sai thứ tự gây nên.
6. Cố gắng làm tất cả các câu hỏi
Nếu câu trả lời sai thì bạn không được điểm và dĩ nhiên điểm số cũng bạn không bị trừ. Chính vì thế, nếu bạn còn 1,2 câu trả lời mà bị bí chưa làm được thì đừng để trống lại mà hãy vận dụng hết khả năng suy đoán của mình để điền vào những đáp án thích hợp nhất nhé.
7. Hãy bỏ qua khi không nghe được
Khi chúng ta không nghe được 1 câu hỏi trong bài thường rất dễ bị cuống và mất tập trung. Nhưng bạn cũng nên nhớ rằng vì chỉ được nghe một lần, nếu đã bỏ lỡ 1 câu, bạn hãy cố gắng làm tốt những câu sau để gỡ gạc lại điểm số, vì nếu bạn suy nghĩ nhiều về những câu bị lỡ thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc nghe các câu còn lại. Vì vậy, nếu đã bị lỡ rồi thì bạn hãy cứ bỏ qua, tập trung 100% cho các câu tiếp theo và có thể suy đoán lại đáp án vào 10 phút cuối nhé.
8. Chỉ nên tập trung nhìn vào một nhóm các câu hỏi một lúc
Khi đã hết thời gian nghe ở phần này, bạn nên nhanh chóng chuyển sang phần tiếp theo, bạn nên tập trung vào một nhóm câu 1 lúc. Ví dụ khi nghe “Now look at questions 11 to 13”, bạn không nên cứ tiếp tục chần chừ ở câu hỏi số 9 hay số 10 nữa mà chuyển ngay sang nhóm câu hỏi 11 đến 13. Điều này giúp cho bạn không bị “mất” câu trả lời của nhóm câu hỏi mà bạn đang nghe, và bạn có thể quay lại trả lời hay đoán câu trả lời cho câu hỏi mà bạn không kịp trả lời trước đó vào 10 phút cuối.
9. Người nói trong bài thi IELTS Listening được phép thay đổi ý của mình
Một trong kỹ năng mà bài thi IELTS Listening kiểm tra và đánh giá xem các bạn có khả năng nghe hiểu được cuộc đối thoại hay không, người nói sẽ có thể đổi ý của họ vào phút chót. Do đó, bạn phải nên chú ý các phần thay đổi bất ngờ của người nói trong bài thi, thường xảy ra vào lúc gần cuối đoạn hội thoại, tránh những lỗi sai không đáng có nhé!
10. Các chi tiết trong bài nghe rất quan trọng
Mỗi thông tin được nói đến trong bài nghe đều có ý nghĩa riêng, rất có thể nó là câu trả lời cho các mục câu hỏi, do đó mà bạn cần nghe hiểu, không bỏ sót bất kỳ thông tin gì để tránh bị mất điểm.
11. Nghe được đáp án thì viết xuống ngay
Thời gian của bài thi Nghe trôi qua rất nhanh, vì vậy mà bạn cần tranh thủ hết sức có thể, bạn nghe được gì thì hãy take notes lại ngay, hoặc có đáp án rồi thì hãy viết vào tờ Answer sheet. Bạn đừng quá lo lắng rằng việc viết lách sẽ gây mất tập trung hay mất thời gian nhé, hãy rèn luyện kỹ năng nghe-viết ngay khi trong kì ôn luyện.
12. Đọc kỹ và phân tích câu hỏi
Đọc thật kỹ câu hỏi trước khi làm bài để tránh lạc đề cũng như bị xao nhãng khi vào bài nghe chính thức. Phân tích kỹ câu hỏi giúp bạn hình dung được những gì mình sắp sửa nghe và dự đoán được đáp án (nếu đúng với chủ đề quen thuộc). Bên cạnh đó, hãy để ý các tiêu đề, các keyword của ý trả lời và gạch chân dưới những từ đó. Việc cần làm sau cùng là đối chiếu keyword vừa tìm được với bài nghe và trả lời câu hỏi.
Với bài viết trên, Halo Language Center hy vọng đã phần nào giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về phương pháp ôn luyện IELTS Listening, cũng như có thể áp dụng những chiến thuật làm bài thi để có thể tối đa điểm số của mình. Chúc các bạn học tập tốt và đạt được số điểm thi IELTS mơ ước!