Cơ Sở Khoa Học
Vào năm 1957, phát hiện của tiến sĩ Walker đã đóng góp không nhỏ cho việc phát hiện hội chứng Down ở trẻ. Theo đó, ông đã sử dụng các cấu hình da nhằm chuẩn đoán bệnh này. Kết quả thật tuyệt vời khi mang đến độ chính xác lên đến 99%.
Trong khi đó, vào năm 1968, Sarah Holt đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu cả hai lòng bàn tay và dấu vân tay ở các chủng tộc khác nhau. Ông và các cộng sự của mình đã phát hiện ra điều này quyết định không nhỏ tới dấu vân tay. Theo đó, các yếu tố dưới đây có ảnh hưởng lớn đến đặc điểm dấu vân tay:
- Chủng tộc.
- Môi trường sinh sống.
- Gen di truyền và các yếu tố bẩm sinh.
Vào năm này, các nhà khoa học gồm John J. Mulvihill, MD và David W. Smith, MD đã khiến nhiều người ngạc nhiên với những phát hiện thú vị ở cuốn sách “Thiên tài qua vân tay”. Theo đó, tại đây những chuyên gia chỉ rõ quá trình hình thành của vân tay. Họ cũng chỉ rõ các dấu hiệu cho thấy một cá nhân tiềm ẩn năng lực đặc biệt, dễ trở thành thiên tài trong tương lai.
Trong giai đoạn từ năm 1970 đến 1980, đã có rất nhiều phát hiện thú vị về vân tay ra đời. Cụ thể:
- Vào năm 1970, phía Liên Xô đã dùng Sinh Trắc Vân Tay để chọn các thí sinh cho thế vận hội Olympic. Điều này giúp họ dễ dàng chọn đúng cá nhân đủ sức khỏe, sự kiên trì, sức bền,…để mang lại thành tích cao cho nước nhà.
- Trong khi đó,năm 1976 lại giúp các bác sĩ phát hiện các khuyết tật Nhiễm sắc thể. Theo đó những nghiên cứu cụ thể ở các bệnh nhân bị tim, tâm thần phân liệt, bệnh bạch cầu, bệnh tim bẩm sinh,…đã mang đến rất nhiều điểm chung giữa những đối tượng này.
- Ở Trung Quốc vào năm 1980 cũng thực hiện công trình nghiên cứu tiềm năng con người chuyên sâu. Tại đây họ đã nhận ra những điểm tương đồng giữa vân tay với trí thông minh cùng gen của mỗi cá nhân.
Tiến sĩ Chen Yi Mou – Đại học Havard đã khiến nhiều chuyên gia trong ngành ngạc nhiên khi đưa các Sinh Trắc Vân Tay áp dụng trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, ông đã dựa trên Thuyết Đa Thông Minh để nghiên cứu về Sinh Trắc Vân Tay. Các kết quả sau đó đã giúp ích không ít cho việc xây dựng phương pháp đào tạo phù hợp với từng nhóm người. Bằng cách này mỗi sinh viên còn có được trải nghiệm thú vị, có được cải thiện tích cực cả về điểm số và thái độ.
Vào năm 2000, Tiến sĩ Stowens – Giám đốc Bệnh viện St Luke tại New York đã tìm ra phương pháp mới. Nó cho phép ông dễ dàng chuẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt, bệnh bạch dầu từ vân tay. Các kết quả này cho ra chính xác lên đến hơn 90%. Mặt khác, ở Đức một chuyên gia cũng tuyên bố có thể xác định các khuyết tật bẩm sinh chỉ qua dấu vân tay với độ chính xác tương tự.
Đặc biệt từ năm 2004 đến nay, các ứng dụng trong Sinh Trắc Vân Tay này càng tỏ rõ công năng hữu dụng. Theo đó, không ít cá nhân đã tìm ra định hướng mới cho sự nghiệp của mình. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp cũng sớm ổn định nhân sự, cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.